Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

[Dàn ý Phân tích văn học] Ngữ văn 11 _ Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)


Nguồn: Internet
Hai đứa trẻ
Thạch Lam
I)          Tác giả - Tác phẩm
a.     Tác giả
·        Thạch Lam ( 1910 – 1942)
·        Tên thật : Nguyễn Tường Vinh ( sau đổi thành Nguyễn Tường Lân)
·        Quê quán : Hà Nội
·        Thành viên của Tự lực văn đoàn
·        Quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn
·        Văn trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc
·        Tác phẩm chính : truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), tiểu thuyết Ngày mới (1939),…
b.    Tác phẩm
·        Là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam
·        In trong tập Nắng trong vườn
·        Là sự hòa quyện của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn
II)        Tóm tắt
“Hai đứa trẻ” là câu chuyện về hai đứa trẻ Liên và An. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện – một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ trong một buổi chiều tà, nhìn thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Chung quanh chúng là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác xẩm… thế nhưng chừng ấy người ấy sống trong bóng tối vẫn hi vọng cái gì đó tươi sáng. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua thao tác chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện.
III) Đọc – hiểu văn bản
1.     Cảnh và người ở phố huyện lúc chiều tà:
a.     Khung cảnh phố huyện lúc chiều tà:
·        Cảnh thiên nhiên:
+  Âm thanh:
o   Tiếng trống thu không
o   Tiếng ếch nhái kêu ran
o   Tiếng gió nhẹ
o   Tiếng muỗi vo ve
o   Tiếng chõng kêu cót két
-> Âm thanh buồn bã, đơn điệu, rời rạc
    + Màu sắc:
o   Bầu trời phía tây đỏ rực như lửa cháy
o   Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
o   Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên bầu trời
-> Màu sắc gợi lên sự buồn bã, hiu hắt, lụi tàn
=> Thiên nhiên vắng vẻ tạo nên khung cảnh một miền quê tĩnh mịch, đìu hiu
·        Sinh hoạt con người:
+ “Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo  trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách… Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối”
+ “Chợ họp trên phố đã vãn”, “Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”
+ “Trên đất chỉ còn lại rác rưởi”
+ “Vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đúng nói chuyện vài câu”
+ “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo lom khom, tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại”
-> Cuộc sống tiêu điều, xơ xác của phố huyện nghèo
    =>Tác giả đã cảm nhận và quan sát một cách tinh tế, nhạy cảm bằng thính giác, khướu giác, thị giác và cảm giác của một con người có tấm lòng nhân hậu. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hiện lên yên ả, nhẹ nhàng, nên thơ và gợi cảm giác buồn man mác trong tâm hồn nhà thơ.
b.     Tâm trạng của nhân vật Liên:
-         Cảm nhận “một chiều êm ả như ru
-         Buồn man mác trước thời khắc ngày tàn
-         Buồn thấm thía vào tâm hồn ngày thơ của chị
→ Tâm hồn nhạy cảm
-         Cảm nhận được “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc, tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này” → sự gắn bó với quê hương
-         Động lòng thương” lũ trẻ nghèo “nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng nó”  → Giàu lòng nhân ái
->    Tâm trạng buồn khắc khoải, mơ hồ, tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật làng quê và cảm nhạn tinh tế sự chuyển động của thời gian.
2.     Cảnh vật và con người phố huyện lúc về đêm:
a.     Cảnh vật nơi phố huyện:
·        Bóng tối:
-         Trời nhá nhem tối” , “Tối hết, đường thăm thẳm”, “Các ngõ con chứa đầy bóng tối”, “Các ngõ vào làng đen sẫm
->  Nói ít tả nhiều → bóng tối mênh mông, dày đặc bao trùm lên phố huyện nghèo → Cuộc sống tăm tối của con người nơi đây.
·        Ánh sáng:
-         Hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh
-         Vệt sáng của những con đom đóm
-         Vài cửa hàng còn thức hé ra khe sáng
-         Quầng sáng thân mật trên chõng hàng chị Tí
-         Chấm lửa hàng phở của bác Siêu
-         Từng hột sáng trong cửa hàng của Liên
-> Nói nhiều tả ít → Ánh sáng thưa thớt, nhỏ nhoi, leo lét → niềm vui ít ỏi, mong manh của những số phận nhỏ bé
·        Nghệ thuật đối lập: Ánh sáng >< Bóng tối
-> Làm cho màn đêm càng thêm mênh mông, dày đặc, bao phủ và che lấp những ánh sáng yếu ớt, mờ nhạt.
-> Cuộc sống nghèo nàn, tối tăm, mong manh của con người nơi phố huyện nghèo
b.     Sinh hoạt của con người:
·        Mẹ con chị Tí:
+ “Ngày mò cua, bắt tép”
+ “Đêm bày hàng nước, lời lãi chẳng đáng là bao
ð Cuộc sống tạm bợ, ế ẩm
·        Cụ Thi: tiếng cười “khanh khách” điên dại vào hàng Liên mua rượu
ð Số phận không may mắn
·        Bác Siêu với gánh phở “xa xỉ
ð Lời ít, vốn nhiều
·        Bác xẩm đàn hát bằng tiếng đàn bầu
ð Sống bằng tình yêu của mọi người
·        Chị em Liên với gian hàn tạp hóa nhỏ xíu, bán được vài thứ lặt vặt
ð Gánh nặng mưu sinh như người lớn
          => Người dân phố huyện sống lặng lẽ, ít hoạt động, ít nói năng → những kiếp người tàn tạ, sống cầm chừng, lặng lẽ và quanh quẩn tronh thế giới nhỏ bé, nhọc nhằn
·        Niềm hi vọng “ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ
ð Niềm hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp dù rất mong manh, mơ hồ
          => Tác giả cảm thông sâu sắc với cuộc sống nghèo khổ của những người dân nơi phố huyện và hết sức trân trọng ước mơ nhỏ bé của họ.
c.      Tâm trạng của Liên:
-         Ngồi yên “nhìn ngàn ngôi sao lấp lánh, đóm đóm bay là là mặt đất
-         Hồi tưởng về quá khứ, về “Hà Nội sáng rực và lấp lánh
-         Tâm hồn yên tĩnh và những “cảm giác mơ hồ không hiểu
-> Buồn chán trước thực tại, nuối tiếc về quá khứ, khát khao, mong đợi, hi vọng về một tương lai tươi sáng.
3.     Cảnh phố huyện khi đoàn tàu đi qua ( lúc về khuya)
a.    Hình ảnh chuyến tàu đêm:
-         Miêu tả theo trình tự từ xa đến gần
+ Xa : “đèn ghi”, “ngọn lửa xanh biếc”, “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại
+ Gần: “tiếng xe rít mạnh vào ghi”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, “các toa đèn sáng trưng”, “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng
+ Mất hút trong bóng tối: “nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi lặng khuất sau bụi tre
->  Đoàn tàu đến mang niềm vui, sức sống đến cho người dân phố huyện, đối lập với cuộc sống nghèo nàn của người dân phố huyện
->  Đoàn tàu >< phố huyện ( sáng rực, sang trọng, náo nhiệt >< tăm tối, nghèo nàn, tĩnh lặng )
-         Hình ảnh chuyến tàu đêm:
+ Thế giới tươi sáng so với sự nhàm chán của phố huyện
+ Ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân
+ Lay tỉnh những người sống quẩn quanh, hướng họ tới một tương lai tốt đẹp hơn, vượt lên sự nghèo nàn, tăm tối của phố huyện nghèo
b.      Tâm trạng của Liên:
-         Chị em Liên thức vì “muốn nhìn được chuyến tàu” → háo hức chờ đợi
-         Mơ tưởng về Hà Nội “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực và huyên náo.” → tiếc nuối và khát khao
-> Khát khao được thay đổi cuộc đời, được sống trong cuộc đời khác tốt đẹp hơn hiện tại
          => Chuyến tàu đêm là một hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn, biểu hiện cho tinh thần nhân đạo của Thạch Lam. Tác giả đã lắng nghe và thấu hiểu được những khó khăn dù rất nhỏ bé của những người nghèo khổ
IV)          Tổng kết:
1.     Nghệ thuật:
-         Truyện không có cốt truyện, miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng của người và sự thay đổi của cảnh vật
-         Bút pháp sử dụng hình ảnh tương phản, đối lập
-         Ngôn ngữ giàu hình ảnh, ý nghĩa tượng trưng.
-         Giọng văn nhẹ nhàng đầy chất thơ
2.     Nội dung và ý nghĩa văn bản:
Thạch Lam đã bộc lộ nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh và tăm tối nơi phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng biểu lô sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét